Tên ngành, nghề: May thời trang
Mã ngành, nghề: 5540205
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: 2 năm học
Mục tiêu đào tạo
1. Mục tiêu chung:
– Đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho các cửa hàng may đo thời trang, các cơ sở may vừa và nhỏ, các công ty, xí nghiệp may các sản phẩm thời trang….Thực hiện được các công việc kỹ thuật, may mẫu, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra giám sát, kiểm soát chất lượng, quản lý điều hành tổ sản xuất; có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể:
– Kiến thức:
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, an ninh quốc phòng, giáo dục thể chất theo quy định;
+ Trình bày được kiến thức công nghệ thông tin cơ bản;
+ Trình bày được cấu trúc ngữ pháp ngoại ngữ cơ bản;
+ Trình bày được kiến thức về an toàn lao động vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề;
+ Trình bày được nguyên lý, tính năng, tác dụng của các thiết bị trên dây chuyền may;
+ Trình bày được phương pháp may các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, váy, áo jăckét;
+ Phân tích được quy trình công nghệ may các loại sản phẩm.
+ Trình bày được các sự cố tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện công việc.
+ Phân tích được các nguyên nhân sai hỏng, sự cố phát sinh;
+ Phân tích được quy trình, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về 5S;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
– Kỹ năng:
+ Thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;
+ Phân biệt và lựa chọn được vật liệu may phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và đối tượng sử dụng;
+ Tổ chức thực hiện được các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sơ cứu được một số tình huống tai nạn thường xảy ra tại nơi làm việc;
+ Thiết kế được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo jăcket;
+ Vận hành, sử dụng thành thạo các thiết bị may cơ bản, thiết bị may điện tử, các thiết bị chuyên dùng ngành may;
+ Cắt, may được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo jackét;
+ Xây dựng được quy trình công nghệ lắp ráp các loại sản phẩm may;
+ Phát hiện, xử lý được những sự cố thông thường trong quá trình may sản phẩm.
+ Sử dụng được đồ gá, ke, cữ;
+ Vận dụng được các kiến thức 5S vào quá trình thực hiện từng công việc cụ thể;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
+ Vận dụng được những kiến thức để tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người lao động có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, chủ động sáng tạo; có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, có tác phong côn nghiệp.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
+ May dây chuyền;
+ May đo thời trang;
+ May mẫu;
+ Giám sát triển khai sản xuất;
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Số lượng môn học, mô đun: 28
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 93 tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1800 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 754 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1301 giờ
- Nội dung chương trình
Mã MH/ MĐ | Tên môn học/mô đun | Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận | Thi/ Kiểm tra | ||||
I | Các môn học chung | 12 | 255 | 94 | 148 | 13 |
MH01 | Giáo dục chính trị | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH02 | Pháp luật | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 |
MH03 | Giáo dục thể chất | 1 | 30 | 4 | 24 | 2 |
MH04 | Giáo dục quốc phòng – an ninh | 2 | 45 | 21 | 21 | 3 |
MH05 | Tin học | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH06 | Tiếng Anh | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề | 81 | 1800 | 660 | 1030 | 110 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 12 | 220 | 152 | 46 | 22 |
MH07 | Vẽ kỹ thuật ngành may | 2 | 40 | 20 | 15 | 5 |
MH08 | Vật liệu may | 2 | 30 | 27 | 0 | 3 |
MH09 | An toàn lao động | 2 | 30 | 23 | 5 | 2 |
MH10 | Thiết bị may | 2 | 30 | 22 | 4 | 4 |
MH11 | Nhân trắc học | 1 | 30 | 22 | 4 | 4 |
MH12 | Cơ sở thiết kế trang phục | 2 | 30 | 17 | 11 | 2 |
MH13 | Mỹ thuật trang phục | 1 | 30 | 21 | 7 | 2 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 65 | 1510 | 460 | 968 | 82 |
MĐ14 | Thiết kế áo sơ mi, quần âu, váy | 5 | 100 | 40 | 54 | 6 |
MĐ15 | May áo sơ mi nam, nữ | 8 | 180 | 50 | 122 | 8 |
MĐ16 | May quần âu nam, nữ | 7 | 160 | 40 | 112 | 8 |
MĐ17 | Thiết kế áo jacket | 3 | 60 | 30 | 26 | 4 |
MH18 | Tiếng Anh chuyên ngành | 2 | 30 | 18 | 10 | 2 |
MĐ19 | May váy, áo váy | 4 | 100 | 30 | 64 | 6 |
MĐ20 | Cắt – May thời trang áo sơ mi – quần âu | 6 | 120 | 45 | 67 | 8 |
MĐ21 | May áo Jacket | 7 | 180 | 40 | 132 | 8 |
MĐ22 | Thiết kế mẫu công nghiệp | 6 | 120 | 50 | 64 | 6 |
MĐ23 | Thiết kế công nghệ | 5 | 120 | 40 | 74 | 6 |
MĐ24 | Kiểm tra, là và hoàn thiện sản phẩm | 2 | 40 | 25 | 11 | 4 |
MĐ25 | May các sản phẩm nâng cao | 6 | 140 | 32 | 100 | 8 |
MĐ26 | Thực tập tốt nghiệp | 4 | 160 | 20 | 132 | 8 |
Tổng cộng | 89 | 1985 | 705 | 1167 | 117 |
2. Hướng dẫn sử dụng chương trình
2.1. Các môn học chung bắt buộc thực hiện theo chương trình do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
– Quá trình đào tạo cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá như văn hoá, văn nghệ, thể thao, tham quan dã ngoại để tăng cường khả năng giao tiếp cho sinh viên. Ngoài ra cần trang bị các đầu sách, giáo trình, tạp chí thời trang, máy tính kết nối internet tại thư viện để phục vụ quá trình nghiên cứu các kiến thức chuyên môn và tìm kiếm thông tin nghề nghiệp;
– Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường nên bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh hàng may mặc phù hợp với nghề đào tạo.
2.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun theo kế hoạch đào tạo của năm học và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
2.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
– Đối với đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp;
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Giáo dục chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp;
+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ trung cấp) theo quy định của trường.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Giáo dục chính trị. | Viết
Trắc nghiệm |
Không quá 120 phút
Không quá 90 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề: | ||
– Lý thuyết nghề | Viết
Vấn đáp
Trắc nghiệm |
Không quá 180 phút
Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị, trả lời 20 phút/sinh viên) Không quá 90 phút |
|
– Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24 giờ | |
* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) | Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 24 giờ |
– Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.